Xác lập lại vị thế ngành cơ khí Việt Nam
![Hình ảnh](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh9e83EHFa2HRk_kEj_RCit3GfjvVcP1yUHkL09peeUk5zDq-LW_cLBxESmojq5zobjlr_IZmzH_jLDRLLSoWPxfl2nXc1Pl-K0TjB2FNwAVBP2TQS9-NvY7iksCNuoGAA48ITWPJF5mNvS/s1600/noi-dia-hoa-co-khi-cac-nha-may-nhiet-dien-doanh-nghiep-van-loay-hoay.jpg)
Ngành cơ khí là nền tảng, cốt lõi, là cơ sở, động lực cho các ngành công nghiệp khác phát triển. Đầu tư phát triển ngành cơ khí là đầu tư dài hạn, chiều sâu. Tuy nhiên, việc thực hiện chiến lược phát triển ngành cơ khí trong hơn chục năm qua lại tỏ ra thiếu hiệu quả, khiến các doanh nghiệp (DN) cơ khí như "đứa trẻ nuôi mãi không lớn". Bài 1: Thiếu "đất dụng võ" Hiện nay, các DN cơ khí Việt Nam có thể sản xuất được thiết bị đồng bộ cho nhà máy xi-măng lò quay công suất lên đến 700 nghìn tấn/năm, sản xuất được máy biến áp 500 kV, chế tạo thành công giàn khoan dầu khí ở độ sâu 120 m nước,... Năng lực có, nhưng chính sách hỗ trợ chưa phát huy hiệu quả, khiến "đầu ra" của các sản phẩm cơ khí rất bí bách. Nhiều DN cơ khí do "không có đất dụng võ", sau hàng chục năm vẫn chỉ loay hoay gia công, chế tạo, làm nhà thầu phụ,... không dám mạnh dạn đầu tư chiều sâu, lợi nhuận thấp. DN cơ khí chỉ "ăn đong" Dẫn chúng tôi vào công trường chế tạo giàn kh...